Trong lịch sử âm nhạc, cụ thể là cây đàn piano, hai bộ tác phẩm được coi là quan trọng nhất đó là bộ Bình quân luật (Wohltemperierte Klavier) của Bach và bộ 32 Sonata của Beethoven . Nếu như bộ Bình quân luật được coi là cuốn sách giảo khoa về kĩ thuật âm nhạc, cách sử dụng các giọng và counterpoint thì bộ Sonata của Beethoven được coi là cẩm nang về ý tưởng âm nhạc.
Mở đầu là những sonata đầu, mà được coi là sonata Haydn, giai điệu đẹp, trong sáng nhưng tính cấu trúc chưa cao. Cho đến các sonata giữa, khi Beethoven dần chuẩn hóa và phát triển kết cấu của Piano Sonata (có 2,3 và đến 4 chương) đồng thời dần đưa các yếu tố lãng mạn và cảm xúc mạnh vào tác phẩm. Đến cuối cùng là phá vỡ kết cấu để trở thành các Sonata lãng mạn đúng nghĩa như Sonata No.23 Appassionata và các Sonata cuổi là sự kết hợp nhuần nhuyễn cảm xúc, kết cấu chựt chẽ và thủ pháp nghệ thuật Fugue của thời Baroque trong Sonata No.29 Hammerklavier hay Sonata No.32 Op.111.
Tuy có vai trò quan trọng là như vậy nhưng trong thời gian dài, cụ thể là thế kỉ 19, các Sonata của Beethoven cũng như Bình quân luật hầu như chỉ được coi là các tác phẩm luyện tập và bị che phủ bởi các tiểu phẩm Piano lãng mạn và hưng phấn hay được chơi tại salon, phòng trà âm nhạc của Liszt hay Chopin.Thời kì phục hưng của các Sonata của Beethoven chỉ thật sự bắt đầu vào những năm 1920, khi các pianist người Đức ko chịu ảnh hưởng của Liszt bắt đầu quay lại thống trị đời sống âm nhạc Đức như D'Albert hay Schnabel,Edwin Fischer. Pianist huyền thoại Schnabel là người có công đầu trong việc hồi sinh sonata của Beethoven khi liên tục trình diễn trong cả đời mình các Sonata của Beethoven. Và cùng với công nghệ thu âm hình thành, sonata của Beethoven bước vào cuộc hồi sinh
Năm 1932, hãng thu âm lớn nhất thế giới EMI quyết định thu âm hai bộ tác phẩm quan trọng nhất của Piano : Bình quân luật với pianist chơi Bach huyền thoại Edwin Fischer (cũng là người chơi Beethoven hạng nhất) và bộ Piano sonata của Beethoven và dĩ nhiên, người được chọn là Schnabel. Bản thu này dù là bản thu đầu tiên và chất lượng thì thật là cùi mía nhưng vẫn được coi là chân kinh với những người nghe Beethoven. Schnabel đã thể hiện một sự sáng tạo và cá tính khủng khiếp lên bộ sonata này. Nói ngắn gọn, ông ấy chơi cực nhanh và thay đổi tempo đột ngột ở những chương nhanh và chơi châm và đẹp tuyệt đối ở những chương chậm. Nghe Schnabel chơi piano của Beethoven cũng như nghe Furtwaengler chỉ huy Beethoven symphony. Họ ko chú trọng vào tổng phổ và luôn tìm cách nào để tạo cảm xúc cao nhất và ý nghĩa cho người nghe. Về bản chất cách tiếp cận mang tính triết học này là hoàn hảo về mặt âm nhạc, nhưng Schnabel khi thu âm đã thể hiện tempo quá nhanh và thay đổi trong khi kĩ thuật của ông ko đảm bảo dẫn đến đánh sai, lỗi nốt là chuyện rất bình thường ( tuy nhiên nên nhớ thời này công nghệ thu âm chưa phát triển nên nghệ sĩ phải chơi hết bài mới có thể dừng, chứ ko như thời sau này là khi chơi sai có thể dừng lại và chơi lại rồi cắt ghép, nên có thể coi Schnabel thu âm là một dạng thu live ko có khán giả). Nếu ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật chơi Beethoven và có thể chịu được âm thanh mono từ những năm 1930 thì nên nghe bản thu huyền thoại này, nhất là sonata No.15 Pastoral, No.29 Hammerklavier hay No.32 Op.111
Bookmarks